Bất động sản thị xã Phú Mỹ năm 2021 – Tiềm năng và giá trị

Theo phân tích và nhân định của các chuyên gia kinh tế, so với các địa phương giáp ranh TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh,…thì Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là thị trường tiềm năng của giới đầu tư địa ốc trong giai đoạn 2021-2025. Việc điều chỉnh giá đất giai đoạn 2020-2024 sát với thị trường sẽ giúp cho thị trường bất động sản của Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng tốt và tạo được lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh vùng lân cận. Đây là cơ sở để thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của mình trong 5 năm tới.
Nếu như giai đoạn 2016-2018 là thời điểm vươn lên của bất động sản các tỉnh vùng ven thì bước sang giai đoạn 2019 thị trường bắt đầu trầm lắng. Theo giới quan sát thị trường bất động sản, năm 2019 có 2 nguyên nhân làm cho thị trường bất động sản ven TP. Hồ Chí Minh giảm nhiệt: Thứ nhất là, nửa cuối năm 2019 ảnh hưởng nguồn cung; thứ hai là, ảnh hưởng sau cơn địa chấn mang tên Alibaba và hàng loạt các doanh nghiệp phân lô bán nền chưa đủ pháp lý. Sự phát triển nhanh chóng về hạ tầng cùng với làn sóng dịch chuyển ra khỏi khu vực nội đô đã tăng trưởng quá “nóng” như TP. Hồ Chí Minh, bất động sản khu vực vùng ven đang có bươc chuyển mình đáng kể về diện mạo đô thị. Kèm theo đó, thị trường bất động sản tại đây cũng trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Sau cơn địa chấn đất nền “vùng ven” và hàng loạt doanh nghiệp bị tuýt còi làm cho nhiều nhà đầu tư e ngại và do dự khi quyết định xuống tiền đầu tư ở ngoại ô. Những thông tin tiêu cực đã ít nhiều tác động đến tính thanh khoản của thị trường địa ốc, đặc biệt là khu vực vùng ven, điển hình là thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
VỊ TRÍ VÀNG KHU VỰC PHÍA NAM
Nếu như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương hay Đồng Nai là những tỉnh, thành đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, thì Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đang trong quá trình phát triển và gây được nhiều sự chú ý với các nhà đầu tư khi sở hữu tiềm năng rất lớn mà không có địa phương nào sánh kịp. Trong giai đoạn 2021-2025, Bà Rịa – Vũng Tàu xác định phát triển 4 trụ cột kinh tế dựa vào lợi thế so sánh của địa phương: Công nghiệp; cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và logistics; du lịch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, thị xã Phú Mỹ giữ 2 trụ cột chính yếu trong 4 trụ cột kinh tế bao gồm: Công nghiệp; cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng và Logictics.
Thị xã Phú Mỹ nằm trung tâm của tứ giác kinh tế phía Nam bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng tàu. Hiện 4 tỉnh này đang chiếm 45% GDP của cả nước, cũng là nơi tạo ra 40% lượng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam.
Thị xã Phú Mỹ ( tiền thân là huyện Tân Thành) được nâng cấp vào tháng 4/2018 và được công nhận đô thị loại III (20/11/2020), sau hơn 2 năm định hình và phát triển, thị xã Phú Mỹ đã đạt được những thành tựu to lớn cả kinh tế lẫn xã hội. Xét về kinh tế, thị xã Phú Mỹ được xếp vào trung tâm kinh tế đang tăng trưởng và phát triển năng động bậc nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp, dịch vụ chiếm 95% cơ cấu ngành. Công nghiệp nặng phát triển mạnh mẽ: Sản xuất sắt thép, chế biến dầu khí, sản xuất hóa chất, phân bón, điện, vật liệu xây dựng,…Riêng về sản xuất điện, thị xã Phú Mỹ hiện đang sản xuất ra 40% sản lượng điện toàn Việt Nam. Đối với ngành sản xuất thép thì nơi đây cũng chính là nơi chế biến thép xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Đặc biệt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang phối hợp với các Sở, cơ quan ban ngành đẩy nhanh tiến độ Siêu dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn. Dự án này do công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn ( liên doanh giữa Tập đoàn SCG của Thái Lan và tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN) làm chủ đầu tư với diện tích 464 ha và 194 ha mặt nước cho cảng biển có tổng vốn đầu tư: 5.4 tỷ USD. Đây là tổ hợp hóa dầu được hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam với công suất sản phẩm Olefin lên tới 1,6 triệu tấn/ năm và được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu; dự án được xem là một trong những công trình quan trọng nhất cả ngành công nghiệp nặng ở Việt Nam trong những năm sắp tới.
Nhờ có cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải kết nối Việt Nam với thế giới nên chỉ tính riêng nguồn thu ngân sách từ việc xuất nhập khẩu hàng hóa đã đạt con số trên chục ngàn tỷ đồng. Được biết, hiện tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đang được xếp là 1 trong 19 cảng lớn nhất thế giới, có thể đón được những con tàu có trọng tải lên tới 200 000 tấn. Đây cũng chính là cảng biển duy nhất của Việt Nam có thể vận chuyển trực tiếp hàng hóa tới Châu Âu và Châu Mỹ chỉ trong 16 ngày mà không phải trung chuyển qua quốc gia thứ ba khác.

Theo các chuyên gia, đến năm 2025 vùng đất này dự kiến sẽ trở thành thành phố cảng lớn nhất khu vực phía nam, tương lai có thể sánh ngang với các thành phố cảng lớn khác của thế giới như Singapore, Hồng Kong, Thượng Hải …
Nằm trên những tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng kinh tế phía Nam
Trước kia do yếu tố về thể chế chính trị, lịch sử, quản lý nhà nước nên sự kết nối vùng của tứ giác kinh tế phía nam gồm 4 tỉnh là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu còn rất kém. Mỗi tỉnh đều có quy hoạch riêng về giao thông nên dẫn đến tình trạng kết nối giữa 4 tỉnh còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, hiện tại, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang phối hợp với Sở giao thông và các cơ quan ban ngành gấp rút xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất Đông Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng. Theo đó, các tuyến đường này sẽ tạo thành hệ thống giao thông liên tỉnh không chỉ nối các khu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn là nơi lưu thông và vận chuyển hàng hóa từ cảng Cái Mép – Thị Vải đi đến các khu công nghiệp quan trọng trong tỉnh.
Thị xã Phú Mỹ có vị trí giao thông đặc biệt quan trọng. Chỉ tính riêng đường giao thông thì tại Phú Mỹ có đủ các loại hình giao thông bao gồm (đường bộ, đường thủy, đường hàng không và đường sắt).
Cụ thể, trong những năm gần đây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng xây dựng và hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng, nối giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với ba tỉnh còn lại trong khu vực hay nối giữa các khu công nghiệp quan trọng trong tỉnh lại với nhau. Các tuyến đường lớn sẽ đưa tỉnh này “cất cánh” năm 2021 có thể kể đến như:

1.Cầu Phước An nối thị xã Phú Mỹ với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bằng đường xuyên qua các cảng biển hiện hữu để gặp cao tốc Bến Lức – Long Thành từ miền Tây đi lên.
2.Dự án đường Long Sơn – Cái Mép là con đường sẽ nối thị xã Phú Mỹ về Vũng Tàu, không qua QL51 như hiện nay.
3.Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được chia làm hai thành phần: Thành phần một từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến thị xã Phú Mỹ có tổng chiều dài tuyến 46,8 km. Điểm đầu giao với tuyến tránh QL1A đoạn qua TP Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5 km về phía bắc; điểm cuối kết nối nhánh đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải. Chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2 km và 12,6 km chạy qua BR-VT (gồm 3,8 km đường cao tốc và 8,8 km tuyến nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải). Thành phần hai từ thị xã Phú Mỹ đến TP Vũng Tàu (31 km).
4.Quốc lộ 56 – tuyến tránh TP Bà Rịa.
5.Các dự án đường kết nối đã và đang thi công như đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải (giai đoạn một), đường Phước Hòa – Cái Mép, đường 991B từ QL51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, đường sau cảng Mỹ Xuân – Thị Vải, đường trục chính Bà Rịa – Vũng Tàu…

Ngoài sự giao thoa của hàng loạt các tuyến đường huyết mạch, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thị xã Phú Mỹ nói riêng còn được hưởng lợi bởi 3 sân bay lớn trong tương lai đó là sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Lộc An, sân bay Gò Găng (1 tỷ USD).
Giá đất còn quá rẻ so với tiềm năng nội tại
Lợi ích của nhà đầu tư đạt được là lớn nhất khi chọn đúng thị trường, nơi có tiềm năng trên giá bán là nhiều nhất. Vậy câu hỏi đặt ra với các nhà đầu tư bất động sản hiện nay là khu vực nào ở Miền Nam có tiềm năng phát triển tốt nhất mà giá bán lại thấp nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, không nghi ngờ gì Phú Mỹ là nơi thích hợp nhất đáp ứng đủ hai điều kiện này,
Theo khảo sát sơ bộ, ở thị xã Phú Mỹ, bất động sản không sốt nóng như các thị trường Phan Thiết, Phú Quốc, Bắc Vân Phong hay Quảng Ninh nhưng giá đất ở khu vực này cứ âm ỉ tăng. Trong đó, mức lợi nhuận tối thiểu luôn đạt mức 30%/năm trở lên. Thậm chí có những nơi mức lợi nhuận này còn có thể tăng hơn nữa.
Theo nghiên cứu, chu kỳ tăng giá tại thị trường Phú Mỹ sẽ đột biến vào cuối năm 2020 và năm 2021 theo như chu kỳ diễn biến trong 4 năm qua. Cứ đầu năm giá tăng mạnh, giữa năm chậm thanh khoản khoảng 2-3 tháng nhưng cuối năm lại bắt đầu đột phá tang nhanh trở lại.
Tiềm năng của vùng đất này lớn như vậy nhưng giá đất của khu vực này hiện đang rất thấp. Giá đất nông nghiệp chỉ từ 1 triệu/m2 vnd – 1.8 triệu/m2, giá đất ở chỉ từ 4.5 triệu – 7 triệu/m2, giá đất khu vực trung tâm chỉ khoảng 25 triệu – 30 triệu/m2. Điều này cho thấy rằng, giá đất hiện tại ở thị xã Phú Mỹ quả thật còn quá rẻ so với tiềm năng của nó.
Ví dụ ở Phú Quốc, khu vực hoang vắng đã có giá mấy chục triệu/m2 hoặc ở khu vực Bắc Vân Phong giá bán đất nông nghiệp đã lên tới vài triệu/m2. Riêng ở thị xã Phú Mỹ mọi thứ đã hiện hữu từ cảng biển, đến hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội,… nhưng giá bán chỉ khoảng vài triệu một m2 đối với đất sạch (quy hoạch đất ở, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có thổ cư và có đường của nhà nước trên sổ).
Tiềm năng Bất động sản Phú Mỹ năm 2021
Mặc dù giá đất tăng, nhưng theo các chuyên gia, thị trường Phú Mỹ hiện vẫn còn rất hấp dẫn để đầu tư so với những khu vực khác. Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Ngọc Á Châu cho rằng, trong bối cảnh đất nền trung tâm khan hiếm, việc dịch chuyển về vùng ven là điều tất yếu.
“Xét tổng quan về phát triển kinh tế và hạ tầng hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang có nhiều lợi thế. Năm 2019, tỉnh này đứng thứ 3 cả nước về thu ngân sách với hơn 89.000 tỷ đồng, chỉ sau TP. HCM và Hà Nội. Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký văn bản chấp thuận cho UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, vốn đầu tư 9.300 tỷ đồng. Cùng với sân bay quốc tế Long Thành, đây là dự án hạ tầng trọng điểm thúc đẩy giao thương và tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Không chỉ giao thông đang dần hoàn thiện, thời gian qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang thu hút được rất nhiều nhà đầu tư vào công nghiệp, cảng biển, du lịch… Với tiềm lực về kinh tế và hạ tầng, Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư bất động sản”, ông Hạnh đánh giá.
Ngoài những lợi thế chung của tỉnh, Phú Mỹ còn được chú ý bởi đây là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên địa bàn thị xã Phú Mỹ, 9/12 khu công nghiệp đã hình thành và 3/5 cụm công nghiệp đang hoạt động với quy mô gần 10.000 ha. Với tốc đô phát triển công nghiệp nhanh, hiện Phú Mỹ đang thu hút một lượng lớn người lao động đổ về đây định cư và làm việc. Chỉ riêng khu công nghiệp Đô thị Châu Đức dự kiến sẽ thu hút khoảng 80 nghìn lao động, trong đó có khoảng 10 nghìn lao động địa phương.
Bên cạnh đó, trong định hướng phát triển sắp tới Phú Mỹ sẽ trở thành đô thị cảng biển, với Cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải, hiện đang có tốc độ tăng trưởng nằm trong top 6 trên thế giới. Đây cũng là một trong 19 cảng nước sâu lớn nhất trên thế giới, có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu trọng tải chuyên chở hàng đi Châu Âu, mà không phải trung chuyển qua nước thứ 3. Cảng biển phát triển, mở rộng giao thương quốc tế, tạo đà đẩy mạnh nền công nghiệp logistics, thu hút hàng trăm ngàn các chuyên gia từ khắp mọi nơi trên thế giới đổ về sinh sống và làm việc.
Thu hút lao động trong nước và chuyên gia quốc tế, kinh tế phát triển, nhu cầu nhà ở gia tăng là nền tảng vững chắc để bất động sản gia tăng giá trị bền vững. Đây là cơ hội cho nhà đầu tư đón cơ hội sinh lời từ khai thác các mô hình kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho thuê…
Với những tiềm năng đó, không ngạc nhiên khi tỉ lệ khách hàng mua đầu tư tại Phú Mỹ lên đến 90%. Phần lớn khách hàng đến từ TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và địa phương lân cận. Trong đó, những sản phẩm đất nền pháp lý hoàn chỉnh, giá hợp lý đang trở thành mục tiêu tìm kiếm của khách hàng.
BT- Hoàng Anh Tuấn; Nguồn: Tổng hợp