Địa ốc Tây Ninh hưởng lợi từ vị trí trục hành lang kinh tế
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi, kết nối trực tiếp với TP HCM, khu vực Đông Nam Bộ và Campuchia, Tây Ninh đang “nổi lên” như một thị trường BĐS tiềm năng, nhưng chưa được khai thác hết.
Cách TP HCM chỉ 100 km, Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sở hữu vị trí “xương sống” để liên kết TP HCM với Campuchia, mắc xích trong khu vực Đông Nam Bộ và kết nối với trục hành lang quốc gia. Vị trí này kết hợp với sự đầu tư nâng cấp hạ tầng quy mô lớn đã tạo sức bật lớn để tỉnh này “thay da đổi thịt” và đón nguồn vốn lớn đầu tư vào thị trường bất động sản.
Trục hành lang kinh tế khu vực, “cửa ngõ” kết nối với nước ngoài
Tây Ninh tiếp giáp liền kề với phía Tây Bắc của Tp HCM (gồm huyện Hóc Môn và Củ Chi) nên thuận tiện trong giao thương với độ thi lớn nhất cả nước. Lợi thế này nhân lên nhiều lần khi cao tốc TP HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) sẽ chính thức thi công trong năm nay. Trước đây, quốc lộ 22 là tuyến đường độc tôn để di chuyển từ TP HCM đến Mộc Bài và dần xuống cấp do quá tải về năng lực đáp ứng.
Chính vì vậy, cao tốc TP HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) trở thành tuyến đường huyết mạch, một giải pháp nâng tầm hạ tầng giao thông, tạo ra những chuyển biến tích cực về kinh tế cho cả vùng Đông Nam Bộ. Tổng mức đầu tư dự án này là 10.688 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Mới đây, sau khi thành lập TP. Thủ Đức, đề xuất xây dựng TP. Tây Bắc (gồm các khu vực huyện Củ Chi và Hóc Môn) trở thành thông tin tâm điểm. Nếu đề xuất này thành hiện thực, Tây Ninh sẽ hưởng lợi lớn khi nằm liền kề một khu vực đô thị có quy hoạch bền vững.
Không chỉ kết nối trực tiếp với TP HCM, Tây Ninh còn là tỉnh cầu nối giữa TP HCM với Campuchia. Tỉnh có 240 km đường biên giới với Campuchia qua 5 huyện, có hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, 4 cửa khẩu chính và 10 cửa khẩu phụ. Vị trí “cửa ngõ” để kết nối với nước ngoài cùng những chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu tiếp tục mở ra nhiều cơ hội giao thương quốc tế cho Tây Ninh. Đồng thời, khi cao tốc TP HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) đưa vào hoạt động vào năm 2015 giúp hoàn thiện hành lang kết nối kinh tế đối ngoại giữa TP HCM-Mộc Bài-Campuchia, tạo động lực nâng đỡ nền kinh tế cửa khẩu của tỉnh này.
Tây Ninh cũng đóng vai trò mắt xích kết nối với 6 tỉnh còn lại của khu vực Đông Nam Bộ – khu vực kinh tế năng động bậc nhất cả nước. Tây Ninh hưởng lợi khi hạ tầng giao thông ở Đông Nam Bộ đang được “rót tiền” nâng cấp cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều dự án trọng điểm quốc gia như cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải, sân bay Long Thành (Đồng Nai).
Ba trục hạ tầng gồm cửa khẩu Mộc Bài – cảng cảng Cái Mép – sân bay Long Thành đang tạo nên động lực phát triển cho cả vùng. Để tăng cường kết nối với khu vực, năm 2021, tỉnh Tây Ninh sẽ khởi công mới, nâng cấp và mở rộng 3 dự án hạ tầng giao thông gồm nâng cấp đường liên tuyến N8-787B-789, đường ĐT.794, mở rộng đường ĐT.795 với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng.
Tây Ninh còn đóng vai trò là trục hành lang kinh tế quốc gia theo đường Hồ Chí Minh nối vùng Tây Nguyên.
Tạo đà tăng trưởng bất động sản
Trong bối cảnh TP. HCM có quỹ đất khan hiếm và các thị trường lân cận như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển nóng, Tây Ninh dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của các nhà đầu tư bất động sản vì vị trí thuận lợi với dư địa phát triển lớn. Ngoài vị trí thuận lợi, quỹ đất dồi dào, Tây Ninh còn thu hút nhà đầu tư địa ốc nhờ chính sách đầu tư rộng mở, hạ tầng đồng bộ, quy hoạch phát triển du lịch…
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, giá đất của tỉnh đã tăng liên tục từ cuối năm 2019 và được dự báo sẽ tăng từ 25-30% trong giai đoạn 2020-2025. Sự hiện diện của những ông lớn bất động sản như là Vingroup, Sungroup đã minh chứng cho tiềm năng của thị trường này.
Theo N.L -https://baodautu.vn/
Hỗ trợ pháp lý và kiểm tra quy hoạch,kế hoạch SDĐ Tây Ninh – 0902.298.019