Với vị trí địa lý nằm ở trong vùng trung tâm tỉnh Tây Ninh, giáp thành phố Tây Ninh, có ranh giới giáp huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương; cùng với hệ thống giao thông khá thuận lợi, do vậy tạo được mối liên kết với các huyện và các tỉnh trong vùng.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hồ Dầu Tiếng là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sản xuất công nghiệp; cùng với danh lam thắng cảnh núi Bà Đen đã và đang được đầu tư xây dựng trở thành quần thể du lịch tâm linh lớn nhất vùng Đông Nam Bộ thì đây được xem là những điều kiện thuận lợi, động lực để huyện Dương Minh Châu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Tiềm năng đất phát triển công nghiệp: Tây Ninh nói chung và Dương Minh Châu nói riêng với nền địa chất ổn định, địa hình bằng phẳng, nguồn nước ngầm dễ khai thác có tiềm năng để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp. Mặt khác, với quỹ đất của huyện còn khá lớn, giao thông thuận lợi, vị trí tiếp giáp với thị xã Hòa Thành, thành phố Tây Ninh và tỉnh Bình Dương cùng với các chính sách liên quan đến Nhà đầu tư và doanh nghiệp của tỉnh và huyện luôn thông thoáng và nhất quán…đã và đang là những điều kiện thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư trong, ngoài nước đến đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Với các tiêu chí cơ bản để xác định mức độ thuận lợi của một khu vực đối với việc xây dựng và phát triển công nghiệp gồm: vị trí địa lý; cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước; hiện trạng sử dụng đất; địa hình, địa chất; nguồn lao động và chính sách đầu tư phát triển, đối chiếu với điều kiện thực tế của huyện và định hướng quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Tây Ninh, cho thấy huyện Dương Minh Châu có khả năng phát triển công nghiệp, trong đó một số ngành được tập trung đầu tư phát triển và chiếm tỷ trọng cao như: giày da, may mặc, khai thác vật liệu xây dựng, thực phẩm. Hiện nay trên địa bàn có 02 khu, điểm công nghiệp tập trung (Chà Là, Truông Mít), cùng với một số dự án đã và đang thực hiện như: Mỏ đá Lộc Ninh; may mặc Minh Châu; nông nghiệp công nghệ cao TS Farm Việt Nam (Phước Minh); dự án du lịch sinh thái Đảo Nhím; dự án điện năng lượng mặt trời Dầu Tiếng 1,2; siêu thị Coopmart.

Theo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, trên địa bàn huyện Dương Minh Châu có khu công nghiệp Chà Là với diện tích 200,0 ha. Ngày 12/01/2021, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 27/TTg-CN về đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, theo đó giảm diện tích Khu công nghiệp Chà Là từ 200 ha xuống 42,19 ha.
– Năm 2020, đất khu công nghiệp có diện tích 53,53 ha.
– Trong kỳ điều chỉnh diện tích đất khu công nghiệp không thay đổi diện tích là 53,53 ha. Diện tích đất khu công nghiệp tăng được chuyển từ đất trồng cây lâu năm (804,58 ha), đất giao thông (9,58 ha), đất thủy lợi (0,90 ha).
– Đến năm 2030, đất khu công nghiệp có diện tích 868,59 ha, tăng 815,06 ha so với hiện trạng. Gồm khu công nghiệp Chà Là (53,53 ha), khu công nghiệp Bến Củi (500,00 ha) và khu công nghiệp Thạnh Đức (315,06 ha) xã Cầu Khởi.
Xem thêm: Quy hoạch khu công nghiệp huyện Gò Dầu đến năm 2030
Quy hoạch khu công nghiệp thị xã Trảng Bàng đến năm 2030
Nguồn: Tổng hợp
Hỗ trợ kiểm tra pháp lý và quy hoạch sử dụng đất Tây Ninh đến năm 2030 – 0972.864.939 (zalo)