Tình hình dịch bệnh sẽ tiếp diễn như thế nào trong quý III 2020
Dựa trên phân tích lịch sử, diễn biến dịch bệnh và khả năng ứng phó, xác suất xảy ra cao nhất cho kinh tế Việt Nam là mô hình chữ V với những lý do sau:

1. Xác suất dịch bệnh kết thúc trong mùa hè là tương đối cao. Thực tế, các dịch cúm trước đây đều kết thúc vào mùa hè. Lượng người nhiễm virus ở Hà Nội/miền Bắc cũng đang cao hơn nhiều ở TP. Hồ Chí Minh/miền Nam.
2. Chính phủ đang cho thấy quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng với các giải pháp hợp lý (8 dự án cao tốc chuyển sang đầu tư công, các NHTM hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất…)
3. Năng lực kích thích kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, các nước Tây Âu và Trung Quốc sẽ giúp kinh tế thế giới hồi phục nhanh sau dịch.
Ngay cả khi dịch kết thúc đúng như dự báo thì những nhân tố khác như bầu cử, tranh chấp thương mại, thay đổi chiến lược đầu tư FDI… cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Theo mô hình chữ V, kinh tế Việt nam và thế giới sẽ xuống đáy trong quý II với mức suy giảm cực lớn, có lẽ là lớn nhất lịch sử vì độ cộng hưởng toàn cầu.

Khi dịch bệnh được kiếm soát trong mùa hè và các biện pháp kích thích kinh tế mang lại hiệu quả, tăng trưởng sẽ hồi phục trong quý III và nhanh hơn trong quý IV.
Sang nửa đầu năm 2021, tăng trưởng sẽ rất cao do nền thấp cùng kỳ 2020. Từ nửa cuối 2021, tăng trưởng sẽ trở lại quỹ đạo ổn định. Nếu các biện pháp kích thích và cải cách trong năm 2020 thực sự hiệu quả thì tăng trưởng từ 2022 trở đi sẽ ngày một khả quan.
Giai đoạn 2018-2019 tăng trưởng đạt 7%, nên có hy vọng năm 2022 có thể trên 7,5% và tăng dần các năm sau đó.
Hồi phục kinh tế và hồi phục của thị trường bất động sản
Bất động sản vẫn là kênh được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu bởi bất động sản là kênh giữ tiền tốt nhất cũng như an toàn và khả năng sinh lời cao. Một số kênh đầu tư phổ biến như chứng khoán hay vàng đều bị tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh, khiến giới đầu tư không khỏi hoang mang.
Các chuyên gia khẳng định, thời gian qua là giai đoạn “thử lửa” của thị trường bất động sản. Qua giai đoạn giãn cách xã hội bởi Covid-19, qua nhiều giai đoạn biến động thăng trầm kinh tế, thị trường bất động sản từ khi phục hồi trở lại trong vòng 8 năm qua đã ổn định hơn, không còn tình trạng bong bóng
Thị trường bất động sản phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế và hành động của Chính phủ. Một số phân khúc cơ bản như bất động sản công nghiệp, đất nền, nhà ở giá rẻ, chung cư cao cấp, shophouse có thể phục hồi sớm ngay sau khi kinh tế phục hồi, trong khi văn phòng cho thuê, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi chậm hơn. Để có được điều này, thời gian qua gói kích thích kinh tế của Chính phủ, các chính sách sửa đổi thông thoáng hơn đã có tác động tích cực đến thị trường bất động sản nói chung.

Trên thị trường lãi suất, Chính phủ đã có những động thái tích cực và kịp thời. Nhìn chung, về lãi suất tín dụng, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, phần này đã hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp bất động sản để họ có thể dễ dàng hơn trong huy động vốn.
Bà Trần Thanh Tú – Giám đốc chi nhánh BIDV Trần Kim Xuyến cho biết, giữa tháng 7/2020, lượng khách hàng rút tiền tiết kiệm để mua bất động sản tăng hơn thời điểm trước. Thậm chí, một số khách hàng còn mạnh dạn vay tiền để đầu tư do mức lãi vay đang ở mức rất thấp.
“Nếu lãi suất được giữa ở mức 7 – 8% cao hơn lạm phát kỳ vọng 4%/năm, việc gửi tiền tiết kiệm vẫn đang tạo ra lợi tức nhất định cho người dân. Tuy vậy, khi lãi suất bắt đầu có xu hướng giảm dần, đồng tiền mất giá các nhà đầu tư vẫn tìm kênh trú ẩn vào bất động sản bởi đây vẫn là kênh an toàn nhất hiện nay” – bà Tú cho biết.
Lợi thế của bất động công nghiệp
Các chuyên gia cho rằng nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản giảm mạnh chỉ là tạm thời vì nhà đầu tư vẫn chờ cơ hội đầu tư vào Việt Nam, trong đó bất động sản công nghiệp sẽ trở thành điểm sáng.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực cũng sẽ tạo thêm lợi thế thu hút nguồn vốn đầu tư cho thị trường bất động sản. Hiệp định này cho thấy cam kết của Chính phủ trong việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á. Hoạt động thương mại song phương chắc chắn sẽ tăng, kéo theo đó là tăng luồng vốn FDI, tăng số lượng việc làm và thêm nhiều cơ hội hơn trên tất cả các phân khúc bất động sản, trong đó có bất động sản công nghiệp.
Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thể chế chính trị ổn định nhất trên thế giới tại thời điểm hiện tại.

Đây là những yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Đặc biệt, việc Việt Nam là quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cũng được ghi nhận và các nhà đầu tư đang coi đây là điểm đến lý tưởng để có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất…
Trước đây, Trung Quốc là cái nôi và nhà máy của thế giới, nhưng những năm gần đây, xu hướng đang dần được dịch chuyển về phía các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là một trong những tín hiệu cho thấy sự sụt giảm FDI vào Việt Nam thời gian qua chỉ là tạm thời.
Có nhiều nhóm nhà đầu tư đang tìm những quỹ đất từ 500 đến 1.000ha để đầu tư khu công nghiệp. Nhiều nhà sản xuất lại muốn đầu tư tăng diện tích nhà máy nên thị trường bất động sản công nghiệp tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai… – những vị trí thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI.
Thế nhưng, điều các nhà đầu tư quan tâm là vị trí, kho bãi, kết nối hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt từ các khu công nghiệp đến cảng biển… thì nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thuận lợi.
Đơn cử như, Việt Nam có các hệ thống cảng biển Cái Mép-Thị Vải dài khoảng 11km là lợi thế lớn với nhiều hệ thống cảng nước sâu. Tuy nhiên, từ các cảng nước sâu này đến nhiều khu công nghiệp tại các tỉnh lân cận trong khu vực như Long An, Bình Dương, Đồng Nai lại đang phải tính toán cho hợp lý, nhất là về logistics.
Phó Chủ tịch Lean Group Nguyễn Nhất Ly nhận định các doanh nghiệp có xu hướng chọn đầu tư ở những địa điểm có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi và có thể hình thành cụm công nghiệp, nhất là vấn đề logistics, vận chuyển phù hợp cả đầu vào và ra của sản phẩm.
Bất động sản Thị Xã Phú Mỹ – Thủ phủ ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam
Phú Mỹ trở thành một trong những khu vực trọng điểm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ khi được đề xuất điều chỉnh từ đô thị loại IV thành loại III trong năm 2020. Theo đó, Phú Mỹ thuận lợi trong việc xây dựng các lộ trình phát triển cũng như cơ chế, chính sách quản lý đô thị, phân bố nguồn lực phát triển đô thị. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế Phú Mỹ chắc chắn tăng nhanh, nơi đây cũng sẽ như đón nhận nhiều dòng vốn đầu tư mạnh mẽ trong thời gian tới.
Sự thuận lợi về vị trí và đường đi của Phú Mỹ là một yếu tố giúp tăng giá. Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài gần 47 km, nối từ tuyến đường tránh Biên Hòa đến đường vào khu vực cụm cảng quốc tế Thị Vải – Cái Mép sẽ giúp đường từ Biên Hòa xuống Phú Mỹ được rút ngắn đến một nửa. Điều này sẽ giúp thị xã Phú Mỹ phát huy vai trò trung tâm tổng hợp hành chính, đầu mối giao thông, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và khu vực lân cận.
Một công trình giao thông đã hoàn thành phần lớn các hạng mục và đang khai thác là đường liên cảng song song ở phía tây QL51; dự kiến khởi công trong năm 2020 cũng làm cho giao thông qua Phú Mỹ trở nên thuận lợi.

Sở hữu cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cảng biển, logistics, dịch vụ… cùng hàng loạt dự án hạ tầng và nhiều tuyến đường huyết mạch hướng đến việc kết nối thông suốt hệ thống cảng, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) hiện đang thu hút các kỹ sư, chuyên gia nước ngoài, người lao động làm việc ở các khu công nghiệp, cảng biển có nhu cầu về nhà ở tăng cao.
Nếu Bạn quan tâm về việc đầu tư bất động sản tại Thị Xã Phú Mỹ hãy liên hệ với chúng tôi để có bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2025 và bản đồ phát triển không gian đô thị năm 2030
[contact-form-7 404 "Not Found"] |