Hệ thống hạ tầng giao thông được ví như mạch máu của cơ thể kinh tế – xã hội, địa phương nào có mạng lưới giao thông kết nối tốt, thông thoáng, thuận tiện sẽ có điều kiện để thúc đẩy cơ thể kinh tế – xã hội phát triển. Để đánh giá tốc độ đô thị hóa hoặc khả năng phát triển của một địa phương, ngoài những tiềm năng, thế mạnh sẵn có như: Vị trí chiến lược, các nguồn lực (nhân, vật lực), ưu đãi của tự nhiên,… thì hệ thông giao thông (hạ tầng giao thông) đóng một vai trò cực kì quan trọng trong các tiêu chí đánh giá.

Tổng cục Thống kê
Một tập đoàn kinh tế hoặc một doanh nghiệp lớn khi đến khảo sát đầu tư điều quan tâm hàng đầu là hệ thống giao thông kết nối, địa phương nào có hệ thống giao thông thuận tiện, thông thoáng sẽ có cơ hội để thu hút FDI lớn. Tất cả đều tập trung ưu tiên đầu tư ở các địa phương có đường xá, bến cảng, kho vận,… có khả năng bốc xếp thuận tiện, cung ứng tốt, linh hoạt dịch chuyển, xuất – nhập đơn giản.

Vấn đề thực tiễn
Với nhu cầu vận tải và di chuyển ngày càng tăng cao, ngoài việc hình thành các tuyến đường nội đô thị của từng địa phương thì các tuyến giao thông liên kết vùng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hội nhập, phát huy lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả khu vực.
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế – tài chính của cả khu vực phía Nam, với quy mô dân số, quy mô nền kinh tế và đóng góp ngân sách đứng TOP 1 của cả nước. Để phát huy tiềm năng không chỉ nội đô mà còn tạo đà thúc đẩy phát triển tiềm năng của các đô thị vệ tinh xung quanh thành phố, việc xây dựng tuyến Vành Đai 4 phía Nam (Vành Đai 4 TP. Hồ Chí Minh) là một phương án cần thiết. Tuyến Vành Đai 4 hứa hẹn sẽ thay đổi rất nhiều cục diện giao thông cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế và bất động sản nơi tuyến Vành Đai 4 đi qua.

Vai trò liên kết vùng của tuyến Vành Đai 4
Dự án đường Vành Đai 4 được xem là con đường tơ lụa kết nối Đông – Tây bao gồm kết nối từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long qua địa phận Long An, dịch chuyển về TP. HCM – Bình Dương – Đông Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu (cụ thể là cảng Cái Mép – Thị Vải, cảng quốc tế nước sâu số 1 Việt Nam tại thị xã Phú Mỹ). Ngoài việc tuyến đường Vành Đài 4 sẽ tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam bộ về khu Đông, thì tuyến này còn có vai trò giảm ùn ứ giao thông cho TP. Hồ Chí Minh khi kết nối không đi qua trung tâm thành phố.
Dự án đường Vành Đai 4 sẽ tạo điều kiện kết nối các khu kinh tế trọng điểm phía Nam, giữa khu vực miền Đông Nam bộ với Tây Nam bộ, kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất với các bến cảng Hiệp Phước, Long An và đặc biệt là 2 siêu cảng quốc tế: Sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển nước sâu quốc tế Cái Mép – thị Vải. Thúc đẩy quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa giúp giảm thiểu thời gian dịch chuyển, cắt giảm chi phí vận tải, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy dịch vụ cảng, dịch vụ công nghiệp hậu cần và công nghệ logistisc phát triển, pháy huy lợi thế so sánh và tiềm năng khai thác của từng địa phương khi tuyến đường đi qua.
Mục tiêu tuyến đường Vành Đai 4 phía Nam
Với mục tiêu đặt ra cho tuyến đường Vành Đai 4 là hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế. Sau khi hoàn thành toàn tuyến Vành Đai 4 sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa miền Nam nhờ khả năng kết nối về siêu cảng hàng không quốc tế Long Thành ( 5.000 hecta) khả năng vận tải hành khách 100 triệu lượt và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm; kết nối về siêu cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải (35 bến cảng) là 1 trong 21 cảng biển nước sâu của thế giới có khả năng tiếp nhận tàu trên 200.000 tấn cập bến, vận tải hàng hóa trực tiếp đi Âu – Mỹ mà không cần trung chuyển qua nước thứ 3. Rõ ràng tuyến Vành Đai 4 tạo sự kết nối và sự bật để thúc đẩy giao thương hàng hóa không chỉ cho TP. Hồ Chí Minh, kết nối Đông Nam bộ với Tây Nam bộ mà còn có vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế, thúc đẩy xuất- nhập khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới.

Vành Đai 4 khi đưa vào khai thác không chỉ có giá trị liên kết vùng, trước hết là tứ giác kinh tế phía Nam (TP. Hồ Chí Minh- Bình Dương – Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng tàu) với Long An hay vai trò quan trọng với kinh tế vùng trọng điểm phía Nam (bát giác kim cương) mà còn là hành lang giao lưu kinh tế toàn bộ khu vực Đông – Tây (Tây Nam, Tây Nguyên). Ý nghĩa không chỉ dừng lại ở mức độ liên kết vùng mà còn có ý nghĩa quốc gia, Vành Đai 4 sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu dân cư tập trung bên ngoài TP. Hồ Chí Minh, các khu vực tuyến đường đi qua sẽ trở nên sầm uất và phát triển. Từ đó giá trị bất động sản ở mặt tiền tuyến hoặc các khu vực phụ cận mặt tiền có thể phát huy thế mạnh sẵn có.
Cần lưu ý thêm: Nếu như tuyến Cao tốc Bến Lức – Long Thành là tuyến giao thông trọng điểm kết nối trực tiếp trước hết là Long An và sau là các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trực tiếp về sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải (tuyến này đã hình thành 95%, sẽ đi vào khai thác năm 2021) không đi qua TP. Hồ Chí Minh thì tuyến Vành Đai 4 sẽ có vai trò kết nối liên vùng (Tây Nam bộ – Tây Nguyên – Đông Nam bộ), kết nối các đô thị sầm uất nhất của khu vực phía Nam, kết nối hầu hết các khu và cụm khu công nghiệp trong toàn bộ 5 tỉnh thành toàn tuyến đi qua. Với vai trò rất to lớn và cấp thiết như vậy, tuyến Vành Đai 4 được xem là con đường tơ lụa thúc đẩy kinh tế Đông – Tây.
Thông tin tuyến đường Vành Đai 4
Quy mô tuyến Vành Đai 4 – Tuyến đường được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 8 làn xe, 4 làn đường đô thị và vỉa hè, rộng 74.5m, có tổng chiều dài kết nối khoảng 198km.
Vành Đai 4 sẽ đi qua và kết nối vào các tuyến giao thông huyết mạch, trọng điểm của toàn bộ khu vực phía Nam (Quốc lộ 51, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài …)
Vành đai 4 có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt tại nút giao thông với quốc lộ 1 A.
Vành Đai 4 đi qua 12 đơn vị hành chính cấp huyện/ thị xã/ thành phố thuộc 5 tỉnh, thành phố.
Tổng diện tích quy hoạch toàn tuyến là 2.061 hecta ( TP. Hồ Chí Minh: 452 hecta; Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 hecta; Đồng Nai: 273 hecta; Bình Dương: 441 hecta; Long An: 771 hecta).
Lộ trình tuyến Vành Đai 4
Tuyến Vành Đai 4 Phía Nam dự án sẽ đi qua 12 huyện lị của 5 tỉnh thành phố (5 đại đô thị) bao gồm:
- Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (kết nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải) đây là điểm khởi đầu và quan trọng nhất của toàn tuyến.
- Huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai.
- Thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
- Huyện Củ Chi, Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.
- Huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Đường Vành đai 4 được quy hoạch xây dựng theo 5 tuyến:
– Tuyến 1: Đoạn từ thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nối Long Thành đến Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tuyến này sẽ đi qua sân bay quốc tế Long Thành và chạy song song với tuyến Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và tuyến quốc lộ 51. Chiều dài 45,5km, sẽ được khởi công vào cuối năm 2020.
– Tuyến 2: Đoạn từ Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đây là đoạn cuối cùng của dự án. Chiều dài khoảng 51,9km, dự kiến hoàn thành trước năm 2025.
– Tuyến 3. Đoạn từ thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đến huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Chiều dài khoảng 22,8km, dự kiến hoàn thành đầu năm 2024.
– Tuyến 4: Đoạn từ huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh đến cao tốc Hồ Chí Minh- Trung Lương. Chiều dài khoảng 41,6km, dự án hoàn thành trước năm 2023.
– Tuyến 5: Đoạn từ cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương đến cảng Hiệp Phước, TP. Hồ Chí Minh. Chiều dài dự kiến 35,8km.
Nguồn vốn đầu tư tổng đoạn đường Vành Đai 4 này là 98.530 tỷ đồng được sử dụng từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA; huy động tư nhân và từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường này đi qua. Quy mô: Theo khảo sát, diện tích đất chiếm dụng quy hoạch tuyến đường vành đai 4 là khoảng 2.061 ha.
Nguồn: Đất Long Thành Giá Rẻ